Van chống cháy là gì?

Van chống cháy là gì?

Van chống cháy là thiết bị bắt buộc cần có trong công trình có diện tích lớn. Khác với van thường, chúng có thêm động cơ, lớp bọc với các giới hạn chịu nhiệt khác nhau. Van chống cháy còn được biết đến như là van ngăn lửa .Với mục đích nhằm đề phòng cũng như là hạn chế rủi ro sự lan tỏa của lửa hoặc là khói cháy.

Được lắp đặt ở trên các đường ống thông gió khi mà có yêu cầu chống cháy. Nếu nhiệt độ cầu dao lên tới 70℃ thì cầu dao sẽ tự động ngắt và van sẽ đóng lại làm cho hệ thống điều hòa thông gió sẽ ngừng hoạt động.

Van chống cháy  được thiết kế với những đặc điểm, thông số kĩ thuật đặc biệt. Cơ chế vận hành, hoạt động dựa trên nhiệt độ của luồng gió.

Khi mà nhiệt độ có dấu hiệu tăng cao thì van dập lửa sẽ tự động đóng lại. Thiết bị đầu dò nhiệt sẽ được lắp kèm vào trong các đường ống thông gió nhằm để nhận biết được nhiệt độ.

Các loại van chống cháy phổ biến trên thị trường hiện nay

Cũng tương tự như ống gió, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại van chống cháy . Với những cấu tạo và ứng dụng khác nhau. Vậy hãy cùng tìm hiểu một số loại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất dưới đây nhé!

Van ngăn lửa điện – Van MFD

Tên gọi khác: van chống cháy động cơ MFD hoặc Van MFD là cách gọi thông dụng nhất. Loại van này đã được thiết kế và sản xuất dựa trên từ hai nguyên liệu chính. Cụ thể đó là tôn mạ kẽm và inox, chúng sẽ bao gồm:

  • Thân van gió – từ vật liệu Inox, Tole tráng kẽm…
  • Lá van gió: có thể sẽ làm bằng tôn hoặc thép
  • Cầu chì hay còn được gọi là động cơ van. Nó mang chức năng sẽ dập lửa cũng như là ngăn chặn sự lây lan của các đám cháy từ nơi này qua đến nơi khác.

Van chống cháy điện MDF có được những chức năng chặn lửa hiệu quả là nhờ vào thiết kế đặc biệt, cùng với phần cầu chì rất nhạy bén với lửa. Nhiệt độ đã được kiểm định bởi cục đo lường chất lượng Việt Nam.

Van chống cháy cầu chì – Van FD

Van chống cháy cầu chì (van chặn lửa cầu chì) là sản phẩm được chế tạo từ Tole mạ kẽm, thép không gỉ hoặc là inox. Trước hết cần làm rõ nghĩa FD là Dire Damper – tức dập lửa. Nguyên lý hoạt động dựa trên sự vượt quá ngưỡng 70 độ của thiết bị đặt trên van. Khi nhiệt độ vượt mốc 70 độ này.

Cầu chì sẽ tự động tan chảy và khiến van đóng sập xuống. Và ngăn chặn cháy lan bằng việc khói và lủa không thể lưu thông qua van. Van chặn lửa cầu chì gồm 4 bộ phận chính, đó là: Khung van, cánh van, lò xo và cầu chì.

Các bộ phận này khi kết hợp hoạt động sẽ đảm bảo hệ thống thông gió luôn được an toàn. Đảm bảo sẽ không cho cháy lan từ những hệ thống thông gió với nhau.

Bên cạnh chức năng trên thì van  kiểu cầu chì còn dùng trong ứng dụng duy trì nồng độ cần thiết của những tác nhân sạch gây chữa cháy. Ở trong một khoảng không gian nhất định. Trong trường hợp khi lắp đặt trong đường cấp ống khí, van chặn lửa sẽ đóng vai trò giúp hạn chế sự có mặt của không khí. Làm loãng tác nhân sạch chữa cháy. Khi được lắp đặt ở trong đường ống thoát khí. Thiết bị này sẽ giúp ngăn chặn sự thất thoát của những tác nhân sạch.

 

🆘Liên hệ ngay với Maku Protec để được tư vấn về giải pháp và nhận ưu đãi về giá:
☎️Hotline: 0965 260 668- 0904750430.
✉️Email: [email protected]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *